Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Truyện Ngắn
Huế có những cơn mưa
Về đến Huế đã hơn hai hôm, nhưng chưa quen giờ giấc lạ nên cơn ngủ mãi chập chờn mãi, khiến cả người tôi đờ đẫn vật vờ, cộng thêm hai ngày nay mưa dài lê thê không dứt. Mấy cây trứng cá trước mặt nhà rũ rượi tả tơi, làm lòng tôi chùng xuống.

 


 

Đi xa Huế chừng hai mươi mốt năm qua, nhưng vừa trở về lại nhìn thấy cơn mưa phiền muộn vẫn không hề thay đổi. Ngồi lặng lẽ trong ngôi nhà thờ phụng của dòng họ nhìn mưa, tôi có cảm tưởng mình như một cung nữ già bị nhốt lâu năm trong cung cấm. 

 

 

 

Mười một giờ, chiếc đồng hồ cũ kỹ dựng bên góc nhà reo lên từng tiếng một. Gần tới trưa mặt trời vẫn còn ẩn đâu đó không thèm xuất hiện. Sau khi ăn hết tô bánh canh do tự tay O Hồng xách cà-mèn mua từ đầu xóm đem về, uống  ly nước trà Quan Âm O chế trong bộ trà Trương Chi Mÿ Nương của ba tôi ngày xưa. Tôi nhìn ra ngoài trời nói với O:

 

- Con xin phép O ra phố chút xíu, ở nhà hoài buồn quá O ơi!

 

O Hồng đang ngồi lặt rổ rau đắng, ngước nhìn tôi:

 

- Thôi! Mưa gió như ri đi làm chi con, O vừa mới nấu một nồi giấám nuốt tê tề.

 

Nghe O nói đặc sệt giọng Huế, không ngăn được trong lòng, tôi nhìn O cười ngất. O có nét hao hao giống ba, hai hàm răng trắng đều đặn. Ngày còn nhỏ, tôi không để ý đến cuộc sống cô đơn của O, từ ngày dượng mất đi, không con cháu chung vui. Đi mãi nay về lại Huế, mới thấy hoàn cảnh O thật tội nghiệp. Một mình thui thủi trong căn nhà ba gian lớn rộng như vậy O không cảm thấy sợ hãi gì cả. O ở đây để nhang khói cho dòng họ.  Nét mặt O lúc nào cũng âm thầm chịu đựng, nói năng hiền lành như một vị sư nữ.   

 

- Con vừa ăn tô cháo bánh canh, đi cả buổi cũng chưa thấy đói, bụng mô ăn được nữa O

 

O Hồng đưa tay khoát:

 

- Chơ răng đứa mô qua Mỹ cũng giữ eo hết rứa bây hè. O nghĩ đàn bà ba, bốn mươi tuổi trở lên có chút da chút thịt phúc hậu dễ ngó hơn.

 

Tôi lại cười:

 

- Ngày xưa me con cũng nói như O, nhưng ở Mỹ bây giờ người ta nghĩ khác, mập mập chút xíu người ta nhìn dị òm.

 

- Đời chừ cái chi cũng khác hết.

 

O nói xong thở dài. Tôi hỏi O có đi đâu chiều nay không, O lắc đầu.

 

- Mưa gió như ri ở nhà cho xong chuyện. Bước chân ra khỏi cửa, ướt hết quần áo, nhớp không chịu được.

 

 Tôi nói nhanh:

 

 - O cho con mượn áo mưa ra phố một chút, có lẽ chiều chiều mới về, O đừng chờ.

 

 Giọng O lo lắng:

 

 - Rứa rồi đói bụng răng con. Để tạnh tạnh hẳn rồi O đưa đi. Đường xá lạ lỡ lạc mệt lắm con.

 

 - Huế có khác lạ hơn những năm trước, nhưng con lớn lên sống nơi đây cho đến ngày lập gia đình, con nghĩ không quên dễ dàng như O nghĩ mô. O đừng lo.

 

 O Hồng cầm chiếc áo mưa phủi nhẹ:

 

 - Hồi sáng O mới đi chợ về, áo tơi vẫn còn ướt mèm chưa khô.

 

 Tôi đưa tay cầm lấy, khoát vội lên người. Áo còn ướt, hơi lạnh thấm mát vào da thịt trên người. O đứng trong nhà nói vói theo:

 

 - Thuê xích lô mà đi con, kẻo ướt bị bịnh.

 

 Tôi dạ cho O vui lòng, nhưng vẫn giữ ý định sẵn có. Lội bộ một mình từ nhà ra cửa Thượng Tứ chỉ một khoảng đường ngắn. Ngang qua cầu, dưới hồ sen nở đỏ thắm, những cánh sen xòe lớn nằm nhô cao xen kẽ với những đám lá xanh ngát choáng hết cả mặt nước hồ. Khu phố nhỏ sát bên đường Trần Hưng Đạo. Bên tay trái từ ngã cửa Thượng Tứ đi ra, ngày xưa văn phòng Bác sĩ Quyến vẫn còn nguyên như cũ. Bên cạnh đó, tiệm hớt tóc của ông Chắc giờ đây đã xiêu vẹo, không sửa sang lại. Ngày còn nhỏ tôi thường theo ông ngoại mấy con tôi ra ngồi chờ để ông cắt tóc. Xa tí nữa rạp chiếu bóng Trần Hưng Đạo vẫn còn nằm chểm chệ trên con đường chính của thành phố Huế. Tôi nhìn không chớp mắt, gợi nhớ lại một thuở xa xôi, bây giờ đã trở thành kỷ niệm.

 

Băng qua con đường đông đúc xe cộ, ông tài xế xe đò Đông Ba, An Cựu bực mình bóp còi inh ỏi. Khá lâu không quen đi bộ giữa đám đông như vậy, tôi thấy choáng váng cả mặt mày, vội dừng lại bên gốc cây mù u sát lề đường đứng dựa vào thở dốc một lúc rồi mới tiếp tục bước thẳng về phía chợ Đông Ba.

 

Hai hơm trước mới về đến Huế, O Hồng cho hay Vy vẫn còn ở lại chứ không theo chồng qua Mỹ như tôi nghĩ, hiện có gian hàng bán vải ngay cổng chợ. Nghe O Hồng nói, tôi nôn nao trong người mãi. Tối hôm qua nằm trằn trọc không ngủ, chợt nhớ tới ngày tháng cũ mèm đâm nhớ Vy kinh khủng, nôn nóng sáng nay muốn gặp mặt ngay. Lội bộ dưới mưa không ngoài mục đích tìm thăm Vy.

 

Sạp vải vuông vức chừng mươi thước, treo ngổn ngang từng xấp lụa, gấm. Bên dưới chừng vài chục cây vải bông đủ loại. Người đàn bà quay lưng về phía tôi đứng, mái tóc cột lại bằng chiếc khăn voan đen nhỏ. Đoán chừng Vy, tôi bước lại trong lòng định đùa một tí cho vui, nhưng bất chợt nhớ lại tuổi bây giờ không còn như xưa nữa, nên đành thôi. Tôi gọi giật:

 

- Vy!

 

Người đàn bà nghe tiếng gọi, quay đầu lại chăm chú nhìn tôi một lúc rồi nói:

 

- Dạ, chị Vy vô trong chợ có chút chuyện, chị tìm chị Vy có chuyện chi không?

 

Tôi đứng ngây nhìn sững một lúc rồi nói:

 

- Có phải Ngọc không. Không nhớ chị hay răng?

 

Ngọc nhíu mày cố nghĩ thật lâu, nhưng cuối cùng đành lắc đầu chịu thua.

 

- Dạ, nhưng em...

 

- Chị Vy, nhớ không?

 

Ngọc lắc đầu. Tôi nói tiếp:  

 

- Chị Vy đây, ngày xưa chị thường đến nhà chơi. Lúc đó Ngọc chừng đâu bảy tám tuổi, không nhớ chị cũng phải.

 

- Ô, rứa hả. Thỉnh thoảng em có nghe chị Vy nhắc tên chị, nhưng em  mù tịt mù tơi không nhớ nỗi. Chị cháu của O Hồng phải không? Lâu lâu O ra chợ mua vải ngồi lại nhắc chuyện chị với chị Vy.

 

Ngồi nói chuyện với Ngọc một hồi mới thấy sự thay đổi của gia đình Vy. Trước đây gia đình Vy giàu có tiếng ở Huế, nói đến Mỹ Thắng, Rồng Vàng phải biết nhà Vy. Cửa tiệm lớn ngay đường Trần Hưng Đạo. Nhưng sau biến cố tài sản mất hết, ba mẹ của Vy buồn phiền sinh bệnh nên qua đời không lâu sau đó. Hai người anh trai theo gia đình vợ qua Pháp, còn lại hai chị em Vy lấy chồng kẹt lại Huế cho mãi đến bây giờ.

 

- Anh Thông, anh Hải có về thăm nhà lại chưa Ngọc?

 

Ngọc lắc đầu:

 

- Chưa chị. Hai ông mảnh đó theo vợ qua Pháp quên anh quên em. Họa hoằng lắm mới gởi thư về thăm. Vừa rồi thằng Cu Sơn con anh Thông cưới vợ có gởi về mấy tấm hình. Anh chị Thông dạo nầy người nào người nấy mập ra. Chắc ở bên nớ dư bơ thừa sữa.

 

Giọng Ngọc có vẻ gì chua cay trong đó. Tôi cúi đầu không nói. Chợt có tiếng guốc bước trên bục gỗ rồi dừng lại, tôi quay đầu nhìn không chớp mắt. Vy đang đứng trước mặt, gục đầu chào. Ngập ngừng trong giây lát, Vy bỗng la lớn:

 

- Ủa, Thy phải không?

 

Tôi vội vàng ôm chầm người bạn xưa, mãi quên mình đã lớn:

 

- Vy! Mi vẫn còn nhớ tau hả.

 

Vy đánh lên vai tôi thật mạnh:

 

- Con ni, mi thiệt tệ. Đi rồi không thèm liên lạc thư từ tin tức cho ai biết hết. Lúc mô tau thấy nhớ, chỉ biết hỏi O Hồng. Răng ác rứa mi. Nghe mi có ba đứa con gái một giây, sắp lấy chồng hết rồi phải không?

 

Vy nói một hơi dài không chịu nghĩ. Tôi nắm chặt tay người bạn xưa không nói, giữ bàn tay Vy trong tay tôi thật lâu lòng không khỏi ngậm ngùi. Lúc còn thời trung học, Vy đẹp nhất lớp ít nhất cũng làm điêu đứng hàng chục chàng sinh viên lẫn học sinh bên cạnh trường. Cho dù khá lâu không gặp Vy nhưng lúc nào tôi cũng mường tượng dáng dấp thật đẹp của Vy. Hồi đó mỗi lần trong lớp đọc truyện Kiều, bạn bè cứ ví Vy như Thúy Kiều, bởi vì nét đẹp ẻo lã, dịu dàng của Vy. Thầy Vĩnh dạy việt văn bảo ví người  con gái như vậy không tốt sợ ảnh hưởng đến cuộc đời sau nầy của Vy. Nhưng mặc kệ thầy nói, không đứa nào thèm nghe, cứ ngang nhiên đổi tên gọi Vy bằng Thúy Kiều như thế cho đến hết bật trung học. Cho mãi  đến giờ nầy Vy vẫn còn nét đẹp trên khuôn mặt, nhưng khá tiều tụy.

 

Năm học lớp đệ nhị Vy yêu Luật, sinh viên trường Văn khoa. Tình yêu của hai người thật đẹp, cả lớp trông chờ ngày Vy hân hoan báo tin vui của hai người. Nhưng không ngờ trong những ngày sôi động, Phật Giáo xuống đường đấu tranh tại Huế, gồm nhiều thành phần trí thức đã hăng hái biểu tình, tuyệt thực chống chính phủ trong đó có Luật. Bị ruồng bắt nhiều lần, Luật đành bỏ trường bỏ bạn, bỏ lớp học vào chiến khu để ẩn náu. Bàng hoàng với những mất mát qúa bất ngờ, Vy đau đớn đến ngây dại khóc hết nước mắt. Cố công tìm kiếm nhưng Luật biền biệt đi mãi không thấy trở lại. Đôi mắt buồn ngày càng u buồn hơn, nét hồn nhiên của tuổi ngây thơ không còn nữa trên khuôn mặt. Vy thường nói với tôi:

 

- Đời một lần yêu kể như đã qúa đủ, Vy thề với đất thiêng của cố đô sẽ không hề có chuyện yêu đương lần nữa trong đời.

 

Đúng với lời cam kết của Vy, cô học trò được ví như Thúy Kiều đã từ giả bạn bè lên xe hoa chỉ trong vòng một năm sau đó. Ngày cưới, mái tóc cắt ngắn gọn làm tăng nét đẹp kiêu kỳ của Vy hơn. Chồng Vy là một Thiếu tá Hải Quân quen biết với gia đình. Chỉ một lần về phép nhìn thấy Vy xin cưới hỏi ngay lúc đó. Dường như cuộc đời Vy có những điều bất ngờ dành cho nàng.

 

Mọi việc đưa đẩy như một định mệnh an bài sẵn, hai năm sau tai họa đổ xuống lần nữa. Dưỡng, chồng Vy, theo đoàn tàu cuốn trôi lưu lạc đến xứ người, bỏ Vy lại Huế. Qúa chán ngán cuộc đời, Vy từ chối theo chồng mặc dù Dưỡng viết thư năn nỉ mãi không thôi. Vy muốn ở vậy nuôi con ăn học. Thằng bé khá lớn theo lời Vy kể, vẫn ở bên cạnh mẹ.

 

Buổi tối Vy theo tôi về nhà O Hồng, lấy thêm bộ đồ ngủ qua nhà Vy ở lại đêm. O dặn dò nhớ cẩn thận. Mưa vẫn còn li ti nhỏ giọt. Giờ này bên ngoài thành phố Huế đã vắng vẻ, những dãy đèn vàng nằm cao nghều nghệu tỏa xuống trên đỉnh đầu. Nền trời tối đen, đêm pha lẫn những giọt mưa sa lẫn gió vút dai dẳng. Mưa khiến lòng người cô đơn phiền muộn. Ghé sát mặt núp vào lưng Vy, chừng như muốn trốn những giọt mưa buồn bã ướt loãng trên người. Chiếc xe Honda nổ máy chạy đều trên con đường về nhà Vy. Bỗng dưng làm tôi nhớ lại hồi thời con gái, ngoài những ngày đi học, có những buổi chiều khép kín người núp sau lưng Ngàn trên chiếc xe để tránh cơn mưa phất nhẹ sợ làm nhoè nhoẹt vết phấn nụ trên mặt. Hoặc đẫm mình trong mưa lê thê rả rích, đi qua ngã Đập Đá về Vĩ Dạ. Ngược giòng sông Hương mơ mộng êm đềm, lên ngã Kim Luông, Văn Thánh. Bên cạnh Ngàn, hai đứa nhai những hạt đậu phụng rang dòn nóng, cảm thấy thú vị hơn bao giờ cả. Những cảm giác êm đềm kia đã không còn đậu lại trong cuộc tình đầy đặn, nó đã rời xa từ ngày bỏ thời làm con gái. Giờ đây cuộc đời là những bổn phận và trách nhiệm, nên dần dần quên mất hết tuổi hoa thơ.

 

Tôi vẫn thường bảo các con:

 

- Các con lớn lên ở một đất nước văn minh quá ư đầy đủ vật chất, bước ra khỏi cửa leo lên xe hơi chạy một mạch đã đến nơi. Ở vào lứa tuổi như các con, ngày đó me có những phút êm đềm mơ mộng hơn. Đẹp nhất mỗi khi lội bộ dưới mưa, áo tơi che kín mặt mày. Da diết trong cái lạnh, ướt đẫm trong làn mưa mới thấy thú vị của cơn mưa. 

 

Suốt cả thời ấu thơ, quanh đi quẩn lại tôi chỉ biết Huế. Sống trên mảnh đất cố đô nầy từ ngày lớn khôn, cho dù trải qua bao cơn mưa phiền muộn mãi hoài không dứt, nắng héo vội qua mau cũng chẳng hề quên được. Huế của những buổi sáng đến trường mưa chảy dọc dài lên thân thể, áo quần ướt đẫm. Ngồi trong lớp học hơi lạnh thấm làn da, nhưng vừa khô ráo, tan giờ học trên đường về nhà mưa lại vẫn lạnh lùng nhão nhoẹt không chịu buông tha. Thế mà những năm xa nhà mỗi lần nghĩ tới Huế, lòng quay quắt rưng rưng, nặng chĩu nhớ thương.

 

Bàn tay đập nhẹ trên vai, tôi giật nẫy mình. Vy nghiêng đầu, hỏi:

 

- Bộ mấy ngày đã thấy nhớ chồng hay răng hở mi?

 

Cười theo Vy, tôi lấy tay thúc vào hông con bạn:

 

- Ngồi sau xe với mi, làm tau nhớ lại thuở còn kẹp tóc. Nhiều khi nghĩ lại thấy tiên tiếc mi hỉ. Đúng với câu" Một thời để yêu, và một thời để chết".

 

Vy thở dài trước câu nói:

 

- Yêu để chết như mi cũng đỡ. Chỉ có mỗi mình tau chưa kịp yêu, cảm thấy đã chết mới khổ. Đoạn đường của tụi mình đi qua đứa nào cũng mang lấy những mẫu chuyện để giữ làm kỷ niệm. Kỷ niệm của đời tau như những lọn tóc rối bù trong đêm, không tài nào gỡ nỗi.

 

Về đến nhà Vy những hạt mưa đã thưa dần. Đêm đen như mực. Lúc chiều ăn cơm với chịï em Vy ngoài chợ vẫn còn lưng bụng chưa thấy đói, nhưng Vy vẫn nằng nặc tự tay khuấy cho tôi ly sữa với cocoa. Thằng con trai của Vy lên thăm nội nên tôi không gặp.  Hai đứa nằm kề đầu vào chiếc gối thêu hai con rồng, phụng nghe Vy kể lể. Chợt nhớ tới Luật, tôi ngất đầu buộc miệng hỏi:

 

- Luật ra răng rồi? Có trở về Huế sau ngày đó không?

 

Giọng Vy buồn buồn trong đêm:

 

- Có. Chỉ hai tháng sau đó tau gặp lại Luật.

 

- Mi có còn cảm xúc chi không khi gặp lại Luật?

 

Vy cười khẩy:

 

- Tau chỉ hơi xúc động, nhưng không phải xúc động của mối tình ngày đó. Tau xúc động bởi vì cái rách nát, khắc khổ của Luật. Tình cảm tau đã héo úa từ lâu rồi. Hơn nữa sau ngày ba mạ tau mất, tau đâm hận Luật. Cho mãi tới nay, Luật vẫn ở như rứa không lập gia đình. Thấy anh tới nhà đều đặn, tau thẳng thắng nói với Luật, tau đã có chồng con. Mặc dù ông Dưỡng đã ở xa xôi, nhưng trên luật pháp tau vẫn là vợ của Dưỡng. Như mi biết rồi đó, thành phố Huế nhỏ chỉ bằng nắm tay, hở một chút tiếng đồn đi ngàn dậm. Vã lại tau không muốn bên nội của con tau hiểu lầm. Điểm chính của cuộc đời tau hôm ni là thằng con trai còn lại bên cạnh. Tau vẫn làm tròn bổn phận của một đứa con dâu bên gia đình chồng. Ngày giổ hay kỵ chạp bên nớ, đều có mặt tau cả nên họ vẫn nể cho tới giờ phút ni. Mỗi việc làm của tau đều có lý do, tau muốn chuộc lại những ngày về với Dưỡng. Không tạo hạnh phúc cho chồng. Thời thanh xuân tau không được may mắn như mi gặp ông Ngàn hay bạn bè, nhưng nay tau còn lại đứa con duy nhất, quyết tâm dành hết mọi tình cảm của mình cho con. Ngày xưa tau gật đầu làm vợ Dưỡng chỉ vì muốn ừ cho xong chuyện chứ chẳng phải yêu thương, ân hận dày vò không làm tròn bổn phận người vợ từ nhiều năm nay không dứt. Anh ấy yêu thương tau, nhưng tau thì không. Anh viết thư năn nỉ mãi, nhưng tau đã nói rõ cho anh ấy hiểu nỗi lòng của tau. Thà như rứa để cho anh còn có cơ hội tìm được tình yêu bên cạnh người đàn bà nào đó còn hơn.

 

Dạo trước mấy lần tau từ chối theo Dưỡng, gia đình bên chồng tìm cách dò xét thử, nghĩ tau còn ở lại bên ni vì người đàn ông khác. Nhưng riết rồi họ tìm không thấy điều chi nơi tau, trở lại tình cảm như cũ, vẫn mạ mạ con con như ngày nào. Mạ của Dưỡng hiền như bà bụt, tau vẫn coi bà như mạ ruột, không hơn không kém.

 

Tôi ngập ngừng khuyên Vy:

 

- Thôi mi vì chồng con theo ông Dưỡng cho trọn đạo. Thằng nhỏ cũng có cha nữa.

 

- Tau đồng ý cho con theo anh, nhưng thằng nhỏ cứ nằng nặc không chịu. Tau cám ơn mi những lời khuyên, nhưng mi thử nghĩ trong thời gian dài như ri, vợ chồng xa nhau, chắc chi anh đã ở vậy chờ tau. Đã không thương, thà cứ dứt khoát hẳn như ri để anh Dưỡng yên bề bên nớ.

 

Biết Vy đã quyết định như thế, tôi chỉ biết ngậm ngùi thở dài. Đêm trở mình thức giấc, nhưng cả hai đứa vẫn còn thao thức trò chuyện cho mãi tới sáng. Cho tới bây giờ, tôi không biết có đúng như lời thầy Vĩnh nói không. Nhưng tôi vẫn nghĩ, biết đâu có những sự sắp đặt của bề trên gắn liền cuộc đời Vy những điều không may mắn như thế, cho nên tất cả bạn bè cùng lớp đều ngày đó đều gọi Vy là Thúy Kiều.

 

Mấy tuần lễ chờ anh chị từ Sài Gòn về Huế trong ngày giổ của ba me, không có chuyện gì làm nên tôi và Vy ngồi ôn lại chuyện cũ, thăm vài người bạn gái thuở nào. Hầu như mỗi đứa bạn đều có những thay đổi trong cuộc đời. Gặp nhau mừng mừng tủi tủi, nhắc lại kỷ niệm năm nao. Có một điều thật rõ, tất cả vẫn phải sống với thực tế, với hiện tại. Nhưng không ai có thể xóa nhòa được những kỷ niệm trong ký ức của một đời người. Cũng giống như bầu trời ở Huế, luôn hoài có những cơn mưa dai dẳng, thầm thì, nhão nhoẹt tự ngàn xưa.

 

 

  Quách Y Lành 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Xa Xóm Mũi (31-03-2024)
    X - Năm Một Ngàn Chín Trăm Năm Xưa (31-03-2024)
    Vị Của Lời Câm (31-03-2024)
    Neo Lại Bóng Mình (18-02-2024)
    Bóng Của Thành Phố (18-02-2024)
    Chuyện Cục Kẹo (24-01-2024)
    Con Trai Và Má (24-01-2024)
    Củi Mục Trôi Về (24-01-2024)
    Bùa Yêu Và Con Nhỏ Thất Tình... (24-01-2024)
    Biết Sống (07-01-2024)
    Biển Của Mỗi Người (07-01-2024)
    Ấu Thơ Tươi Đẹp (07-01-2024)
    Áo Rách Và Nắm Bụi (07-01-2024)
    Ai Biểu Xấu (30-11-2023)
    Áo Tết (30-11-2023)
    Bên Sông (01-10-2023)
    Bóng Của Thành Phố (01-10-2023)
    Ăn cơm một mình (01-10-2023)
    Từ bi ươm sức sống (01-10-2023)
    Nhà mưa (24-08-2023)

Các bài viết cũ:
    Đóa hồng trắng giữa ngày Xuân (13-11-2015)
    Tìm lại (04-11-2015)
    Lãng đãng mùa thu đến (24-10-2015)
    Một Góc Đời (17-10-2015)
    Vòng tay ngày mới lớn (05-10-2015)
    Khi mặt trời trốn mất (10-09-2015)
    Dòng Nước Lũ (02-09-2015)
    Con dốc đầu đời (25-08-2015)
    Lối nắng (21-08-2015)
    Màu mắt lạ (13-08-2015)
    Chuông Giáo Đường (09-08-2015)
    Nơi có những cây tùng xanh biếc (06-08-2015)
    Bên Ni Bờ Thương Nhớ (27-07-2015)
    Vạt nắng còn lại (19-07-2015)
    Trơ Trọi (14-07-2015)
    Người Mẹ Không Con (08-07-2015)
    Nỗi Lặng Yên (30-06-2015)
    Màu Thời Gian (22-06-2015)
    Mưa hạ (08-06-2015)
    Năm đại gia bất động sản và vợ chồng ngư phủ cùng ba điều ước (05-06-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152813207.